Nhật Bản, từ trước tới nay vẫn luôn làm cả thế giới phải tò mò về về vô vàn nét truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Nét văn hóa truyền thống Nhật Bản hòa quyện cùng hơi thở hiện đại làm cho cuộc sống nơi xứ sở hoa anh đào trở nên lý thú và thú vị.
1. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : văn hóa trà đạo
Trà xanh du nhập từ Trung Quốc từ khoảng cuối thế kỷ VII,đã được người Nhật “Nhật hóa” trở thành văn hóa matcha vĩ đại mà thứ gì cộp mác bột trà xanh cũng đắt như tôm tươi, Và hẳn bạn cũng biết, Nhật Bản có văn hóa trà đạo, một nét văn hóa truyền thống thiền tịnh cực kỳ tuyệt vời.
Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo có có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người.
2. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Cành tre may mắn Fukusasa
Chúng được quan niệm như một vật trang trí đem đến may mắn cho các doanh nghiệp địa phương. Sự kiện lớn nhất phải nhắc đến lễ hội Toka Ebisu tại Osaka – lễ hội cầu may trong kinh doanh của người Nhật. Mua một cành tre may mắn và cầu nguyện để vị thần Ebisu bảo trợ cho sự thành công trong kinh doanh là nét văn hóa của người dân Nhật Bản vào dịp năm mới.
3. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Nghi thức rải muối trên sàn đấu của SUMO
Được biết đây là nghi lễ bắt buộc trước khi cuộc đấu diễn ra. Các SUMO vốc những nắm muối tinh khiết rải khắp sới vật để tẩy uế võ đài, xua đuổi ma quỷ và chứng minh mình trong sạch.
4. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản: Tiệc Bonenkai
Bonenkai là một phong tục truyền thống của Nhật Bản, người Nhật không quy định tiệc Bonenkai phải nhất thiết phải diễn ra vào một ngày cố định nào. Người Nhật thường tổ chức chúng từ trung tuần tháng 12 đến hết năm.
Mục đích của bữa tiệc, như tên của nó, nhằm để quên đi những điều phiền muộn và rắc rối của năm vừa qua và hy vọng những điều tốt đẹp cho năm mới.
5. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Ném đậu Mamemaki
Setsubun là lễ hội ném đậu truyền thống Nhật Bản được tổ chức vào mùng 3 tháng 2 hàng năm.
Trong tiếng Nhật, setsubun có nghĩa là “tiết phân”, thường dùng để chỉ ngày đầu tiên của mùa xuân (lập xuân). Dù không được coi là quốc lễ nhưng lễ hội setsubun vẫn được tổ chức rộng rãi tại các đền và chùa tại Nhật. Vào ngày này, những bậc phụ huynh trên khắp cả nước thường đeo mặt nạ quỷ Oni để dọa con của họ.
Những đứa trẻ này sẽ ném những hạt đậu nành rang vào mặt nạ để dọa đuổi quỷ đi. Bên cạnh đó, người Nhật còn ăn số hạt đậu nành tương ứng với số tuổi của mình cộng thêm một hạt để có nhiều may mắn trong năm mới.
6. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Rượu Sake
Sake (còn gọi là Nihonshu) là tên gọi chỉ chung các loại rượu ở Nhật Bản, đặc biệt là rượu gạo. Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta chắc ai cũng biết đến loại rượu đặc trưng có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang phải không nào, đó chính là loại rượu sake. Dựa vào những thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Có rất nhiều truyền thống xung quanh việc uống Sake.
Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước va khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự.
7. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Cuộn sushi Ehomaki
Ehomaki là một phong tục truyền thống của Nhật Bản ăn cả cuộn sushi chưa cắt của Nhật Bản. Vừa ăn người Nhật vừa quay ra hướng may mắn thay đổi theo từng năm của mình.
Phong tục này trước đây chỉ có ở Osaka nhưng sau đó đã lan rộng ra khắp cả nước trong những năm gần đây. Điều này thể hiện cho nỗ lực marketing của các cửa hàng tiện lợi ở Nhật. Ăn Ehomaki là một hành động mang lại điềm lành được thực hiện trong một sự yên lặng tuyệt đối.
8. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Lễ hội đèn lồng Cá Chép
Những ai đã lớn lên cùng cậu bé hậu đậu Nobita và mèo máy Doraemon hẳn đều ít nhiều biết đến đèn lồng cá chép tung bay trong gió.
Đèn lồng Nhật Bản thường được làm từ một loại giấy truyền thống có tên goi là washi, được dán vào khung tre. Hình ảnh cá chép Koi – biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật.
Ngày 5 tháng 5 là ngày Lễ hội Cá Chép tưng bừng ở xứ hoa anh đào nhằm mục đích nguyện cầu cho những đứa trẻ trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an và may mắn. Tương truyền Cá Chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.
Lễ hội cá chép là một nét đặc trưng văn hóa của người Nhật gửi gắm trong đó ước mơ và niềm tin vào con người.
9. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : Thả đèn lồng
Trong tiếng Nhật, toro nagashi có nghĩa là thả đèn lồng. Người Nhật thường tổ chức thả đèn trên các sông, hồ trong dịp lễ Obon với ý nghĩa tiễn đưa người quá cố về với thế giới của họ một cách yên bình, thanh thản.
Ban đầu, lễ Obon được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Sau này, đây còn là dịp để các gia đình đoàn tụ, về thăm quê hương và thăm nom phần mộ tổ tiên.
Ngoài ra, hoạt động thả đèn lồng còn được tổ chức hàng năm để tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong vụ thả bom nguyên tử tại Hiroshima năm 1945.
10. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản : lễ tắm nước lạnh của Thần đạo Nhật Bản
Giữa tiết trời giá rét ngày đầu năm mới, người dân Nhật Bản có một phong tục lạ là chỉ mặc khố tắm nước lạnh ở một số điểm công cộng như công viên hay đền thờ.Trước khi tắm giữa tiết trời giá rét, những người tham gia đều nhảy múa, chạy vòng quanh đền, đứng dưới ánh nắng mặt trời hiếm hoi của mùa lạnh hô lên các câu khẩu hiệu thể hiện tinh thần của mình.
Tham gia nghi thức này, đàn ông Nhật Bản sẽ mặc khố màu trắng truyền thống, trong khi phụ nữ mặc áo choàng trắng. Họ đầm mình xuống một bể nước lạnh, được đặt trước đền Teppozu Inari Shinto. Những người tham gia cũng sẽ thực hiện nghi thức đứng ôm tảng băng lớn trong hồ nước lạnh để chờ cho chúng tan chảy. Đây cũng là cách để giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính kiên nhẫn.
11. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản: Ngồi seiza
Seiza là một cách ngồi truyền thống của Nhật Bản trên sàn tatami.Kiểu ngồi quỳ seiza đã được công nhận là kiểu ngồi chuẩn mực nhất của người Nhật.Về bản chất, ngồi seiza là sự kết hợp giữa ngồi thiền và ngồi chầu từ thời Edo. Cách ngồi này ngụ ý con người phải luôn sống lễ nghĩa, khiếm tốn và biết kiềm chế bản thân trong mọi tình huống.
12. Đặc trưng văn hóa truyền thống Nhật Bản: Văn hóa trong ăn uống
Người Nhật có nhiều nghi thức trong ăn uống như cacus câu nói trước và sau khi ăn, các quy tắc khi dùng bữa, các nguyên tắc về màu sắc và mùi vị món ăn,… tất cả những điều ấy làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc có một không hai ở Nhật Bản.